29 ứng dụng đính kèm malware độc trên các thiết bị Android

Nếu bạn thấy màn hình khóa của phần mềm DU khi sạc pin, hãy ngay lập tức gỡ cài đặt các ứng dụng này.

Màn hình khóa DU Malware

Theo một báo cáo gần đây về phần mềm độc hại trên Android, phần nhiều chúng đến từ nguồn mà chúng ta không ngờ đến, cửa hàng Play. Nhiều ứng dụng đã đính kèm nhiều add-on có tên gọi là DU Quich Charge, DU Battery Boost, DU Boost Charge, DU Speed Charge, DU Speed Booster và các ứng dụng có tên bắt đầu bằng DU khác.

mã độc trên ứng dụng android

Không hẳn là quá độc hại, nhưng những add-on DU này sẽ kiểm soát màn hình khóa của chúng ta để chiếu quảng cáo khi thiết bị được sạc. Điều tồi tệ hơn đó chính là ứng dụng độc hại này lại ẩn náu bên trong các ứng dụng khác, khó mà tìm ra gốc gác để gỡ bỏ.

Xem thêm  Intel ra mắt SSD M.2 NVMe 600p: giá ngang SSD SATA, nhanh hơn nhiều

Lý do xảy ra điều này chính là có nhiều nhà phát triển ứng dụng mong muốn kiếm thêm thu nhập nhờ quảng cáo qua việc tích hợp dịch vụ DU trên ứng dụng của họ. Khi Google vẫn chưa có động thái gì trong việc chặn những nhà phát triển ứng dụng này khỏi Cửa Hàng Play, thì cách duy nhất để xử lý tình huống này chính là gỡ những ứng dụng này bằng tay.

Bạn cần làm gì?

Thật lòng mà nói, các nhà phát triển ứng dụng đã vượt quá giới hạn của mình. Nếu bạn thấy màn hình khóa của DU khi sạc thì có nghĩa là nhà phát triển ứng dụng bạn yêu thích và tin tưởng đã cố tình đính kèm phần mềm độc hại trong lần cập nhật gần đây. Và như thế thì bạn không cần phải do dự gì khi gỡ bỏ chúng.

Xem thêm  Loại bỏ virus độc hại trên Windows 10, 8, 7

Để gỡ bỏ ứng dụng độc hại DU, chúng ta phải gỡ bỏ được nguồn gốc của nó, chính là những ứng dụng đã bị tích hợp vào. Bạn có thể tra trong danh sách ứng dụng các tên sau và nhấn vào Gỡ bỏ.

Danh sách ứng dụng có đính kèm Phần mềm độc hại DU

  • 360 Security
  • Amber Weather Wiget
  • App2SD
  • AppLock
  • ES File Explorer
  •  ES AppLocker
  • Flashlight & LED Torch
  • FotoRus – Photo Editor
  • GO Keyboard
  • GO SMS Pro
  • GO Weather
  •  HiFont
  • iMuslim
  • InstaMag – Photo Collage
  • KittyPlay Wallpapers Ringtones
  •  LOCX App Lock
  • Next Browser
  • Photo Collage Editor
  • Photo Editor Pro
  • PIP Camera-Photo Editor
  • Sharecloud
  • Solo Launcher
  • TouchPal Keyboard
  • TrustGo Ad Detector
  • UC Browser
  • XBrowser
  • XBrowser – Super Fast & mini
  • Xender
  •  Z Camera

Danh sách này được thu thập với sự giúp đỡ của một người dùng Reddit, tên Sphincone.

Danh sách này chỉ ra một phần các ứng dụng chứa phần mềm độc hại nên chắc chắn sẽ còn nhiều các phần mềm khác không được kể tên ở đây. Và có một số ứng dụng như ES File Explorer đã cập nhật để gỡ bỏ DU khỏi ứng dụng. Nhưng liệu chúng ta có thể tin tưởng nhà phát triển ứng dụng đã một lần cố tình tích hợp chúng sẽ không bao giờ tái lại hành động trên?

Xem thêm  Mac OS Sierra mới sẽ được hỗ trợ USB 3.1 Gen 2 tốc độ 10 Gbps

Theo kaspersky proguide