Sử dụng hàm IF trong Excel 2016, 2013, 2010, 2007, 2003

Tất nhiên với cách sử dụng những hàm IF, AND hay OR trong Excel thì các bạn đã từng học lập trình sẽ dễ dàng nắm bắt được hơn, tuy nhiên những ai chưa từng học thì cũng hoàn toàn có thể lĩnh hội hết sau một vài ví dụ.

Hàm điều kiện IF là một trong những hàm chức năng của Excel được dùng đến nhiều nhất. Nếu biết kết hợp hàm IF với các hàm khác như AND, OR, NOT thì người dùng sẽ càng thuận lợi hơn trong việc kê khai dữ liệu và xếp loại, đánh giá tự động. Ví dụ cụ thể hơn chúng ta có thể xem bên dưới.

Tất nhiên với những hàm IF, AND hay OR thì các bạn đã từng học lập trình sẽ dễ dàng nắm bắt được hơn, tuy nhiên những ai chưa từng học thì cũng hoàn toàn có thể lĩnh hội hết sau một vài ví dụ.

Làm thế nào để sử dụng hàm IF trong Excel 2013, 2010, 2007, 2003

Để sử dụng hàm IF chúng ta có cấu trúc sau: =IF(Mệnh đề điều kiện, Giá trị 1, Giá trị 2)

Trong đó, giá trị 1 được sử dụng nếu mệnh đề điều kiện đúng, giá trị 2 được sử dụng nếu mệnh đề điều kiện sai.

Một ví dụ là khi chúng ta có bảng kê khai số ngày nghỉ phép trong năm ở cột A, và muốn cột B là nơi tự động xếp loại được thưởng đối với những ai không nghỉ ngày phép nào. Khi đó, tương ứng với giá trị ở ô A2, chúng ta sẽ nhập cấu trúc hàm cho ô B2 như sau:

Xem thêm  Hướng dẫn chèn hình vào chữ ký trên mail Mac OSX

=IF(A2=0,”Có”,”Không”) (trong đó có thêm dấu ngoặc kép là để chỉ định giá trị là ký tự text)

Điều hay nhất là khi một giá trị ở cột A thay đổi thì giá trị tương ứng ở cột B cũng được cập nhật.

hàm if trong excel

Sử dụng hàm IF trong Excel: Đây là trường hợp chúng ta có bảng kê khai số ngày nghỉ phép trong năm ở cột A, và muốn cột B là nơi xếp loại được thưởng đối với những ai không nghỉ ngày phép nào. Khi đó, tương ứng với giá trị ở ô A2, chúng ta sẽ nhập cấu trúc hàm cho ô B2 như sau: =IF(A2=0,”Có”,”Không”).

hàm if trong excel

Sử dụng hàm IF trong Excel: Áp dụng công thức tương tự cho cả cột B tương ứng với cột A, chúng ta sẽ có bảng xếp loại thưởng chuyên cần.

Cách sử dụng hàm IF có nhiều điều kiện

Trong trường hợp chúng ta muốn làm bảng xếp loại với nhiều hơn chỉ một trường hợp điều kiện, chúng ta có thể lồng ghép nhiều hàm IF với nhau theo cấu trúc dạng như sau:

=IF(Mệnh đề điều kiện 1, Giá trị 1, IF(Mệnh đề điều kiện 2, Giá trị 2.1, Giá trị 2.2))

Như trên có nghĩa là nếu mệnh đề điều kiện 1 sai thì Excel sẽ xét tiếp đến mệnh đề điều kiện 2. Ví dụ cho trường hợp sử dụng hàm IF có nhiều điều kiện có thể là khi chúng ta có bảng kê số tiền cân đối thu chi từng ngày ở cột A và muốn cột B tự động xếp loại xem ngày đó lỗ hay lãi.

Xem thêm  Nâng cấp iPhone, iPad lên phiên bản iOS mới không mất dữ liệu

hàm if excel

Sử dụng hàm IF trong Excel: Ví dụ cho trường hợp sử dụng hàm IF có nhiều điều kiện là khi chúng ta có bảng kê số tiền cân đối thu chi từng ngày ở cột A và muốn cột B tự động xếp loại xem ngày đó lỗ hay lãi. Khi đó chúng ta có thể lồng ghép 2 hay nhiều hàm IF với nhau.

hàm if

Sử dụng hàm IF trong Excel: Áp dụng công thức tương tự cho cả cột B, cột B sẽ tự động xếp loại xem ngày đó lỗ hay lãi tương ứng với giá trị cột A.

Sử dụng hàm IF, AND, OR trong Excel kêt hợp

Sẽ có nhiều trường hợp mà điều kiện của hàm IF là bao hàm của nhiều điều kiện thành phần, và khi đó chúng ta sẽ phải phối hợp các điều kiện bằng các hàm AND, OR…

Ví dụ như khi chúng ta có bản kê điểm tốt nghiệp của các sinh viên ở cột A, có bản kê điểm thi quân sự ở cột B, và muốn cột C sẽ tự động xếp loại sinh viên nào được cấp bằng tốt nghiệp, sinh viên nào sẽ bị treo bằng. Điều kiện ở đây là cả điểm tốt nghiệp lẫn điểm quân sự, không điểm nào được dưới điểm 5. Vì thế chúng ta sẽ phải lồng ghép hàm AND vào mệnh đề điều kiện hàm IF trong ô C2 để đảm bảo phải thỏa mãn cả 2 điều kiện thành phần như sau:

Xem thêm  Lấy lại mật khẩu màn hình khoá iPhone chỉ với 3 thao tác

=IF(AND(A2>=5,B2>=5),”Được cấp bằng”,”Treo bằng”)

hàm if excel

Sử dụng hàm IF trong Excel: Đây là trường hợp khi chúng ta có bản kê điểm tốt nghiệp của các sinh viên ở cột A, có bản kê điểm thi quân sự ở cột B, và muốn cột C sẽ tự động xếp loại sinh viên nào được cấp bằng tốt nghiệp, sinh viên nào sẽ bị treo bằng. Điều kiện ở đây là cả điểm tốt nghiệp lẫn điểm quân sự, không điểm nào được dưới điểm 5. Vì thế chúng ta sẽ phải lồng ghép hàm AND vào mệnh đề điều kiện hàm IF để đảm bảo phải thỏa mãn cả 2 điều kiện thành phần.

sử dụng hàm if trong excel

Sử dụng hàm IF trong Excel: Áp dụng công thức tương tự cho cả cột C chúng ta sẽ có xếp loại tự động sinh viên nào được cấp bằng tốt nghiệp, sinh viên nào sẽ bị treo bằng theo giá trị cung cấp từ cột A và cột B.

Hàm OR khác với hàm AND, khi không cần cả 2 điều kiện thành phần đều đúng mà chỉ cần 1 trong 2 điều kiện thành phần đúng. Vẫn với trường hợp ví dụ như trên, chúng ta có thể lồng ghép hàm OR và mệnh đề điều kiện hàm IF như sau để đảm bảo kết quả cuối cùng vẫn vậy:

=IF(OR(A2<5,B2<5),”Chưa được cấp”,”Được cấp”)

sử dụng hàm if trong excel

Sử dụng hàm IF trong Excel: Vẫn với trường hợp ví dụ như trên, chúng ta có thể lồng ghép hàm OR và mệnh đề điều kiện hàm IF như trong hình để đảm bảo kết quả cuối cùng vẫn vậy.