Sự khác biệt giữa các cổng kết nối VGA, DVI và HDMI

Có rất nhiều cách để kết nối nguồn video với TV hay những loại màn hình khác. Điều này đôi lúc có thể khiến người dùng băn khoăn bởi rất nhiều loại cổng kết nối đã trở nên lỗi thời những năm trở lại đây.

Điều này có nghĩa là có rất nhiều thiết bị và cách kết nối video khác nhau. Nhưng điểm khác biệt giữa chúng là gì? Những điểm nào bạn cần quan tâm? Và đâu là điểm then chốt?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chi tiết về những cổng kết nối video thịnh hành. Cùng với đó là giúp bạn lựa chọn cổng phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình.

VGA

Video Graphic Array (VGA) là một trong những chuẩn kết nối lâu đời nhất, nó vẫn đang được tìm thấy trên nhiều thiết bị. Nó được phát triển bởi IBM và được giới thiệu lần đầu vào năm 1987. Nó được sử dụng rộng rãi cho card video, TV, màn hình máy tính và laptop.

VGA có thể hỗ trợ độ phân giải lên đến 640×480 và 16 màu, bạn cũng thể tăng lên 256 màu nếu hạ độ phân giải xuống 320×200. Điều này được biết đến là Mode 13h và thường được sử dụng khi boot máy vào Safe Mode. Đây cũng là chế độ dùng trong việc chơi game cuối những năm 1980 đầu những năm 1990.

cổng kết nối vga

Cáp VGA có thể vận chuyển tín hiệu video RGBHV (Red, Green, Blue, Horizontal Sync và Vertical Sync). Socket của VGA có tổng cộng 15 chân (3 hàng, mỗi hàng 5 chân). Đui của dây cáp cũng được cố định vào thiết bị được kết nối bằng 2 con vít 2 bên.

cổng vga máy tính

Hiện tại VGA không còn được sử dụng rộng rãi như trước nữa. Nó được tìm thấy chủ yếu trên những thiết bị cũ. Vị thế của VGA đã bị chiếm bởi DVI và HDMI.

RCA

Ba chân nối màu đỏ, trắng và vàng của RCA từng chiếm vị thế độc tôn trong việc kết nối hình ảnh và âm thanh giữa các thiết bị

cổng rca

Sợi cáp màu đỏ và màu trắng bản thân nó dùng để truyền tải âm thanh, màu vàng dành cho video phức hợp đơn kênh. Khi kết hợp cùng nhau, 3 sợi cáp này giúp truyền tải âm thanh stereo và video độ phân giải 480i hoặc 576i.

Xem thêm  Lenovo, LG và HP trình làng mẫu máy tương tự Macbook tại CES 2016

Chịu chung với số phận với VGA, RCA cũng đã bị đánh bại bởi DVI và HDMI.

DVI

Hơn một thập kỷ sau khi IBM ra mắt VGA. Digital Display Working Group đã phát triển người kế nhiệm của nó, DVI, vào năm 1999. DVI là Digital Visual Interface, có thể truyền những video số chưa nén bằng 1 trong 3 chế độ sau:

  • DVI-I (Integrated): Bộ nối nối tín hiệu số và tín hiệu tương tự.
  • DVI-D (Digital): Chỉ hỗ trợ tín hiệu số.
  • DVI-A (Analog): Chỉ hỗ trợ tín hiệu tương tự.

DVI-I và DVI-D có thể sử dụng kết nối đơn hoặc kết nối kép. Nối đơn có thể hỗ trợ độ phân giải 1920×1200 với mức FPS 60 Hz. Trong khi nếu bạn thêm vào một bộ truyền kỹ thuật số thứ 2, bạn có thể sử dụng kết nối kép để tăng lên 2560×1600 60Hz.

cổng dvi

Nhằm ngăn việc VGA bị vứt đi, DVI hỗ trợ kết nối tương tự với chế độ DVI-A. Điều này khiến cho DVI-A có thể tương thích với VGA khi cần thiết.

Mini-DVI

Apple bị ghét vị luôn tìm mọi cách để làm thiết bị của mình nhẹ và mỏng hơn. Nhiều người nghĩ rằng sự phát triển hiện nay theo hướng này không hề tốt. Nhưng Apple đã làm điều đó từ 2006, sau mini-VGA, họ cho ra mắt thêm mini-DVI.

cổng mini dvi

Nó xuất hiện trong PowerBook G4, iMac, Macbook và Xserve. Mini-DVI không hỗ trợ kết nối đôi vì vậy nó luôn bị giới hạn ở mức 1920×1200 hoặc thấp hơn. Điều này cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã khiến Apple phải thay thế mini-DVI bằng Mini DisplayPort vào 2008.

HDMI

HDMI (High Definition Media Input) là sản phẩm độc quyền nhưng rất thành công. HDMI đã được tạo ra bởi một nhóm nhà sản xuất điện tử gồm Sony, Toshiba và Sanyo. HDMI được sinh ra để truyền video (chưa được nén) và âm thanh (chưa được nén hoặc được nén vào 8 kênh) sử dụng cho máy tính, TV hoặc ổ DVD.

Xem thêm  Apple bán Macbook Pro 2016 không có Touch Bar hàng Refurbished(tân trang)

cổng hdmi

Như trên HDMI 1.4, nó có thể hỗ trợ âm thanh chưa nén 24 bit ở tần số 192 kHz và độ phân giải video chuẩn 4K(4096 x 2160). HDMI sử dụng chung chuẩn video format như DVI. Không cần phải chuyển đổi tín hiệu nên sẽ không có hiện tượng mất dữ liệu trên HDMI.

cổng hdmi 1.4

Có 3 loại đầu nối HDMI được sử dụng phổ biến. Type A là HDMI full-size được sử dụng trên TV và thiết bị chiếu phim gia đình. Mini-HDMI Type C được phổ biến trên laptop và tablet. Trong khi đó Micro-HDMI Type D được sử dụng trên thiết bị di động.

DisplayPort

DisplayPort là một giao thức hiển thị điện tử được phát triển bởi VESA (Video Electronics Standards Association). DisplayPort có thể vận chuyển cả âm thanh và video, tựa như HDMI. DisplayPort 1.4 hỗ trợ độ phân giải 8K(7680 x 4320) ở FPS 60 Hz, vượt xa so với HDMI 1.4.

cổng displayport

Dù sao thì DisplayPort và HDMI được sinh ra để dành cho 2 thị trường khác nhau. Khi HDMI được dùng trong giải trí gia đình thì DisplayPort lại chủ yếu dùng để kết nối thiết bị máy tính và màn hình. Bởi chúng có cùng cơ năng nên ta có thể được kết nối với nhau bằng adapter DisplayPort Dual-Mode.

DisplayPort hoạt động dựa trên cơ chế vẫn chuyển gói dữ liệu giống như trên Ethernet và USB. Điều này khiến nó trở nên lý tưởng cho mục đích công việc hơn là giải trí gia đình.

Mini DisplayPort

Apple đã thay thế kết nối Mini-DVI trên Macbook và iMac với DisplayPort của chính họ: Mini DisplayPort (MDP). Mặc dù Apple tạo ra MDP, nhưng nó đã được sát nhập lại vào VESA DisplayPort vào năm 2009.

cổng mini displayport

Thunderbolt

Thunderbolt là một giao thức dùng để kết nối những thiết bị ngoại vi với máy tính. Nguồn gốc của nó là từ Intel với cái tên Light Peak và nó sử dụng cáp quang để truyền dữ liệu. Sau nhiều cuộc thử nghiệm, Intel phát hiện ra rằng họ có thể thay cáp quang bằng cáp đồng để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn giữ nguyên tốc độ.

Xem thêm  Nhiều iPhone bị sập nguồn, Apple sẽ cập nhật iOS để xác định lỗi chính xác hơn

cổng thunderbolt của intel

Apple là nhà sản xuất đầu tiên đưa Thunderbolt ra thị trường với dòng Macbook Pro năm 2011. Khi Thunderbolt ra mắt lần đầu, nó không thể sử dụng đầu nối MDP của chính Apple. Điều này có nghĩa là kết nối này bị điều chỉnh để tương thích ngược.

Một trong những điểm vượt trội của Thunderbolt so với DisplayPort là tốc độ truyền dữ liệu. Phiên bản 1 và 2 của Thunderbolt có thể truyền dữ liệu với tốc độ 20GB/s sử dụng đầu nối MDP. Thunderbolt 3 sẽ đạt tốc độ 40GB/s khi thay MDP bằng USB-Type C.

Sử dụng cổng Thunderbolt, thiết bị có thể kết nối tới 6 thiết bị ngoại vi với công nghệ “daisy-chaining”, thứ giúp giảm thiểu số cổng cần thiết trên thiết bị.

Thunderbolt có thể truyền âm thanh bằng giao thức DisplayPort hoặc USB card âm thanh. Như trên Thunderbolt 2 được hỗ trợ DisplayPort 1.2, nó có thể xuất video 4K vào màn hình tương ứng.

Nếu bạn vẫn còn đang phân vân, tin tốt lành là thế giới đang tiến tới một chuẩn chung. HDMI gần đây được thông báo rằng bạn chỉ cần một cáp “USB Type-C to HDMI” chạy “Alt Mode” để kết nối với nó.

Đây là một phần của sự thúc đẩy nền công nghiệp để đơn giản hóa việc kết nối. Sự tiêu chuẩn hóa là hoàn toàn khả thi, bạn còn nhớ về những cổng sạc di động độc quyền chứ? Giờ đây tất cả chúng đã bị thay thế bởi chuẩn micro-USB. Nó cũng hoàn toàn giống như vậy trừ việc USB Type-C sẽ là ông hoàng mới của nền công nghiệp.

Apple rất tự tin về điều này, tới nỗi họ cho ra mắt chiếc Macbook Pro sử dụng độc quyền USB Type-C cho tất cả cổng kết nối và nguồn. Trong khi còn một khoảng thời gian trước khi trở thành kết nối chuẩn, một tương lai không có hàng tá loại cổng kết nối khác nhau đang vẫy gọi.

Nguồn makeuseof